Bài này được trích ra từ bài giảng của giáo sư đầu ngành về triết học, Michael Sugrue. Ngoài ra đây các bạn rất nên đọc qua bốn đức hạnh của Stoicism trước khi bắt đầu thực tập Stoicism.
Bởi vì ngày nay, do chạy theo thị hiếu đám đông và tối ưu hóa lợi nhuận nên một số sách Stoic lưu hành trên thị trường đã bị nhà xuất bản hoặc tác giả cắt đầu cắt đuôi. Do đó, giá trị nguyên bản của Stoicism bị ảnh hưởng ít nhiều. Mong các bạn lưu ý, tập trung vào bốn Đức Hạnh cốt lõi của Stoicism để hiểu cho đúng, không thì Stoicism sẽ bị áp dụng sai và trở thành một thể loại self-help rỗng tuếch khác. Đừng quên ví dụ về vụ Kiên Trần lừa đảo độc giả về cuốn IELTS handbook cách đây không lâu, bạn nghĩ cái gì được xuất bản và bán ra thị trường qua hệ thống nhà sách là auto chuẩn ? Không có đâu !
Tốt nhất, bạn nên đọc các bản tiếng Anh của cách sách được xuất bản thời những năm 1950 như “Enchiridion”, “Discourses” của triết gia Epictetus, “Letters from a Stoic” của Senecca. Sách có trong link: https://bit.ly/stoicismforredpiller. Ngoài ra trong link này cũng có các sách Stoic tiếng Việt khác như The Daily Stoic, được cập nhập mỗi đầu tháng.
Nếu bạn mắc phải các vấn đề sâu đậm trong tâm thức thì phải cần đến Jungian Psychology nhé, Stoicism không chữa được cho bạn đâu. Nếu bạn đang bị nặng, mà áp dụng Stoicism không đến nơi đến chốn thì có khả năng bạn phải kìm nén cơn giận với người khác, để nó bị đè nén vào The Shadow rồi có ngày bạn “bục shadow” và làm những chuyện không tưởng như bọn nice guy ngày thường hiền lành bỗng giết người không gớm tay.
Mục lục
Bối cảnh hình thành và khái quát về chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism.
Sau cái chết của Socrates và sự tan vỡ của văn hoá Hy Lạp, gây ra bởi cuộc chiến Peloponnesian, triết học của Socrates suy vong và bị chia thành nhiều nhánh và các nhánh này tạo nên dòng triết học Hellenistic. Các triết học Hellenistic là hậu thế của triết học Hy Lạp vốn dựa vào trường phái của Socrates. Tuy nhiên, chúng không có đủ hết các phần cần thiết của triết học Socrates. Chúng thường thiếu mất chiều rộng lẫn thơ vần. Thỉnh thoảng chúng tiếp thu các học thuyết đạo đức hoặc nhận thức luận, nhưng các triết gia đời sau không ai có thể sống đúng với lý tưởng của Socrates.
Triết học Socrates vỡ thành ba nhóm chính, bao gồm : Stoicism, Epicureanism và Skepticism và những sự phát triển quan trọng nhất của dòng Hellenistic từ triết học Socrates và từ thời hoàng đế La Mã, thực thể chính trị thống trị lưu vực Địa Trung Hải đón nhận và thừa hưởng truyền thống của triết học Hy Lạp. Phần lớn các nhánh triết học Hellenistic phát triển dựa trên kết nối hoặc trích dẫn một cách chính trị hoặc trí tuệ với văn hoá Roma.
Nhánh được phát triển đầu tiên là Hedonism (chủ nghĩa hưởng lạc) hay Epicureanism (đặt theo tên của ông Epicurus). Chủ nghĩa hưởng lạc nói rằng chỉ có lạc thú là tốt và người hạnh phúc có nhiều thú vui và không có đau khổ đi kèm chúng. Có một cách đạt được điều đó từ triết học Socrates, nếu bạn áp dụng các ý tưởng của Socrates cẩn thận. Một người uống chừng mực vừa đủ vui nhưng không quá nhiều để sau đó bị say xỉn hoặc đau đớn, anh ta áp dụng ý tưởng Socrates cẩn thận, để không gây ra hậu quả. Có thể thâý, những người không theo sát quan niệm của Socrates về tâm hồn và đức hạnh, sẽ dựa vào các đoạn đối thoại của Socrates để biện minh cho việc theo đuổi lạc thú.
Nhánh thứ hai tách ra từ triết học Socrates được gọi là Skepticism. Tôi nhấn mạnh rằng trong hầu hết các đoạn đối thoại, Socrates bảo rằng mình không biết gì hết ! Trớ trêu là Socrates thường hành động với tư thế của một kẻ ngu ngốc trong khi ông ta rất thông thái khi nói rằng mình chẳng biết gì. Ông không bao giờ chỉ dạy mọi người một cách trực tiếp bằng những câu phán, mà thông qua các câu hỏi và trả lời. Socrates giúp mọi người nói ra và nhận ra những gì trong tâm hồn họ. Socrates làm vậy khi ông ta ở trong tâm thế “ngờ vực”, ông bảo mình chả biết gì, chỉ hỏi thăm, luôn giữ im lặng, rằng mình là thánh thẩm vấn. Có thể thấy ở triều đại Roma, Skepticism có thể phát triển từ góc nhìn “chả biết gì hết” của Socrates.
Hãy nhớ rằng ở triều đại Roma có sự pha trộn phức tạp giữa con người, văn hoá, tôn giáo và triết học. Sau khi bị ép phải học đủ loại thần thoại vũ trụ, lý thuyết tôn giáo, lý thuyết đạo đức, và “$$%#$%#”, các nhà tư tưởng Hellenistic và Roman có thể đi đến kết luận chả ai biết con đường đúng, chả ai biết nó có tồn tại hay không. Chúng ta chỉ biết sự giả vờ từ các trường dạy triết học chỉ là sự giả vờ. Skepticism, có vẻ tiêu cực, nhưng ít ra cũng đúng ở chỗ chúng ta không chắc về những gì chúng ta không biết. Có thể thấy, một người thật sự nản lòng sau khi cố tìm kiến thức tuyệt đối sẽ dùng Skepticism để dễ dàng né tránh những câu hỏi của Socrates.
Nhánh thứ ba, cũng là nhánh quan trọng nhất của Hellenistic là Stoicism. Stoicism là nhánh tuyệt nhất và thành quả thú vị nhất của các triết gia Hellenistic. Tuy Stoicism không có vần điệu và trí tuệ vĩ đại giống triết hệ Socrates và Plato, vốn đưa ra các tuyên bố về tình trạng của toàn nhân loại. Stoicism là dòng triết học cao quý và xuất xắc cho những người đàn ông tài năng, sắp trở thành người giám hộ, là dòng triết học tuyệt vời dành cho lính tráng, cho những người sắp làm chính trị nếu họ muốn bảo toàn đức hạnh và theo đuổi công ích.
Đặc trưng của Stoicism là sự khước từ lạc thú, tiêu chuẩn hạnh phúc và tội lỗi của con người. Người theo Stoic là người thông thái, người tốt, nhà triết học biết cách sống thuận theo bản chất tự nhiên. Anh ta chỉ sợ đạo đức bị thoái hoá, chứ không sợ cơn đau, cái chết hay nghèo đói. Anh ta không sợ bất cứ thăng trầm nào của con người. Anh ta chỉ sợ bản thân mình trở nên xấu đi, không còn là con người hoàn thiện.
Những nhà Stoic chính (khoảng 3-4 người) đã tạo ra các giáo lý na ná nhau. Điều duy nhất làm bận tâm một người thông thái hay người thực hành triết học là những thứ nằm trong tầm kiểm soát. Bạn không thể điều khiển mặt trời và các hành tinh. Bạn không thể quyết định được vận mệnh của con tàu bị lủng, điều khiển thời tiết, điều khiển người khác, điều khiển xã hội…
Thứ duy nhất bạn có thể điều khiển là bản thân bạn như là ý chí và các dự định. Nói cách khác, người thông thái thực hành triết học là người có thể hoàn toàn điều khiển được tâm hồn mình, người chịu trách nhiệm tối cao cho hành động và công bình với mọi thứ, không phải vì anh ta vô tâm với người khác hay với lỗi lầm của toàn nhân loại mà vì anh ta không thể kiểm soát những thứ đó. Lo lắng về ngày mai là hoàn toàn vô ích. Bạn không điều khiển được tương lai. Hãy làm việc của hôm nay và để ngày mai tự diễn biến. Triết gia Stoic là người giải phóng anh ta khỏi nỗi sợ hãi. Anh ta không sợ chết, cơn đau, không sợ bị người khác xem như thằng ngu. Điều được quan tâm duy nhất là liệu anh ta có giữ được bổn phận đạo đức hay không.
Ralph Waldo Emerson từng nói rằng sự vĩ đại là nhận thức được rằng chỉ cần đức hạnh là đủ. Đây là một câu cao sang và đẹp đẽ. Có lẽ ông ta ăn cắp ý đó từ các triết gia Stoics bởi vì tất cả bọn họ đều tin rằng đức hạnh và đạo đức, như một linh hồn ngay thẳng theo đuổi kết quả một cách lý trí, sẽ tốt cho toàn nhân loại. Đó là quan niệm của Stoic về đức hạnh. Sự vĩ đại là khi người ta nhận ra chỉ cần đức hạnh là đủ.
Chúng ta không cần nhục dục, thậm chí chẳng cần cuộc sống ! Nếu đức hạnh đạo đức bảo chúng ta phải chết vì mục đích tốt, bảo vệ gia đình, quê hương, những người vô tội thiện lành… chúng ta không tiếc thứ gì, kể cả mạng sống. Người Stoic thông thái biết cách tôi luyện linh hồn và tâm trí để hiên ngang trước tà ác. Anh ta chỉ sợ việc mất kiểm soát linh hồn mình, trở thành nô lệ cho dục vọng, khao khát cảm xúc.
Nhà triết học Stoic thông thái là người thi hành nghĩa vụ và kiên định, nghiêm túc sống thuận theo bản chất tự nhiên. Để sống thuận theo tự nhiên, người theo Stoic nghiên cứu bản chất của con người và thế giới xung quanh. Anh ta nhận thức được vị trí và bản chất của mình và sống làm sao để không sỉ nhục bản thân, không trở nên kém hơn tố chất tiềm năng, không sống luồn cúi tội nghiệp như lợn. Nếu không là Thần thì anh ta cũng ráng làm người chứ không sống như súc vật. Anh ta cố hết sức phát huy tiềm năng trong mình.
Marcus Aurelius
Các nhà sáng lập Stoics La Mã đáng chú ý gồm có Epictetus và Marcus Aurelius. Một trong những điều trớ trêu diệu kỳ của lịch sử triết học : Epictetus là nô lệ và Marcus Aurelius là đại đế toàn năng. Triết học là bộ cân bằng tuyệt vời, cả nô lệ và hoàng đế đều ngang nhau khi tham gia vào triết học, và tất cả loài người cũng được hưởng quyền này. Triết học không cần địa vị xã hội.
Một người đàn ông thông thái, có kỷ luật trong việc điều khiển hành động và thuận theo tự nhiên thì là người tốt, dù vị trí của anh ta trong cấu trúc xã hội là gì đi nữa ! Anh ta không phải chịu trách nhiệm cho cấu trúc xã hội và đó chẳng phải vấn đề của anh ta. Nếu God hay tạo hoá hay bất cứ thứ gì điều khiển thế giới muốn bạn làm nô lệ, thì hãy là một nô lệ tốt. Nếu số mệnh của bạn là hoàng đế thì hãy là một vị vua tốt ! Công việc của bạn là đừng hạ nhục bản thân và phải khai thác được tiềm năng cao nhất. Người thú vị nhất trong các nhà Stoics là Marcus Aurelius. Lord Acton, một triết gia kiêm sử gia người Anh đã từng nói rằng
“Quyền lực làm hư con người và quyền lực tối thượng phá hỏng họ tối đa”
Và câu này chỉ đúng tương đối. Sự khó nhằn/phản chứng đối với câu nói khái quát trên chính là Marcus Aurelius. Ông là vị đại đế với quyền hành tuyệt đối trong xứ La Mã. Ông nắm quyền sinh sát tất cả mọi người trên tất cả lãnh thổ mà đế Quốc Roma cai trị. Đối với người thời đó, thế giới là lưu vực Địa Trung Hải, nó thuộc về Rome và Rome thuộc về Marcus Aurelius, cho nên lời của Đại Đế là luật ! Hầu như tất cả các hoàng đế La Mã khác đều sống cuộc đời tai tiếng và ô uế. Họ nuông chiều cảm giác nhục dục, thoả mãn đam mê và dễ điên loạn.
Marcus Aurelius là một ngoại lệ trong đám vua đó và cho cả câu nói khái quát của Lord Acton. Quyền lực tối thượng không làm ông biến chất. Thay vào đó, quyền lực tối thượng cho ta thấy con người thật của ông như thế nào, và linh hồn của ông ra sao. Tưởng tượng một người không hề bị luật pháp, phong tục và trật tự chính trị ảnh hưởng, ông ta có thể có mọi thứ mình muốn. Nếu ông vẫn hành xử tốt đẹp thì chúng ta có thể thấy được con người thật của Marcus, vì không có gì ràng buộc hành động của ông. Marcus Aurelius là một ví dụ về người có quyền lực tuyệt đối, vượt được sự cám dỗ khủng khiếp để hành xử cao đẹp.
Thử đặt bản thân bạn vào vị trí của ông xem ! Ông cầm quyền từ năm 160-180. Ông mất năm 180. Trong suốt 19 năm cầm quyền, nếu muốn thì ông có thể sở hữu tất cả tiền bạc trên thế giới theo nghĩa đen. Ông có thể làm tình với bất cứ ai, bất cứ khi nào, trong mọi tình huống…miễn là ông muốn. Nếu muốn say sưa, từng đoàn tàu sẽ chở rượu ngon đến cho ông hưởng thụ và Marcus có thể say sưa trong suốt quãng đời còn lại! Tưởng tượng phần xúc cảm và phi lý trí của linh hồn bạn bị cám dỗ, những lạc thú được đáp ứng ngay và bạn phải “chịu đựng” như vậy trong suốt 19 năm trời. Bây giờ thử nghĩ đi, bao nhiêu trong số các bạn dám mạnh mẽ thừa nhận mình thất bại trước thử thách này ? Và nghĩ xem một người đàn ông phải như nào để vượt qua những tình huống đó ? Có lẽ phải thừa nhận: đó hẳn là một người tốt đẹp hơn cả bạn và tôi !
Qua nhiều thế kỷ, Marcus Aurelius là hình mẫu cảnh báo chúng ta về sự nuông chiều bản thân, về sự thất bại trước những lạc thú trong đời. Nếu bạn vượt qua được những cám dỗ như của Marcus Aurelius, tôi không tưởng tượng ra nổi những thứ khác nằm ngoài khả năng của con người. Chúng ta phải nhớ rằng ai cũng có thể đạt được bất cứ Đức Hạnh Stoic nào. Chúng ta đều có bản chất lý trí để điều khiển cảm xúc, hành vi và sự nối kết với người khác. Khi so với Marcus Aurelius, những cám dỗ chúng ta phải đối đầu thật nhỏ nhoi. Chúng có thể là : ăn cắp vặt, trốn thuế thu nhập cá nhân, cắm sừng bạn đời. Marcus Aurelius đối đầu với tất cả những cám dỗ đó ở level x1000 lần. Ông ta liên tục làm điều tốt ! Nghĩ đi, đây không phải là một người bình thường như chúng ta. Tôi không biết làm sao ông ta làm được, có thể là nhờ triết học.
Marcus là vị đại đế tốt bụng cuối cùng. Ông tốt hơn các vua của triều đại Antonine. Những tiền bối của ông nói chung cũng OK, họ không xấu xa như lũ hậu bối. Nhưng có lẽ Marcus là người tuyệt nhất, cao quý nhất thời La Mã. Khi nói về đức hạnh La Mã, các tác giả dòng xưa nghĩ về Marcus như người sẽ làm những việc cần làm mặc cho hoàn cảnh ra sao. Đó là đức hạnh Roma cứng rắn ! Marcus không sợ cái chết, đau đớn hay bị cười nhạo.
Ông chỉ sợ mình làm gì sai và gây hỗn loạn cho tâm hồn, bởi vì linh hồn là thứ duy nhất ông có toàn quyền điều khiển, chịu trách nhiệm, những thứ khác đều như nhau. Marcus cố gắng thực hiện vai trò của mình là một vị đại đế một cách tốt nhất có thể. Nhưng giặc Germans ở sát biên giới với quyết tâm thắng trận cao. Marcus làm những gì tốt nhất có thể và không có lý do để ông cảm thấy tội lỗi, hoặc xem đó là sự khó khăn. Nếu ông bị bệnh, chà! bệnh tật là một phần của cuộc sống. Bạn chấp nhận, đương đầu với nó tốt nhất có thể rồi tiếp tục sống thôi. Nói cách khác, Marcus Aurelius định sống một cuộc đời không có mặc cảm tội lỗi. Ông rất cố gắng và đã thành công. Tưởng tượng bạn có thể có mọi thứ và không ai ngăn cản được điều này, dù người đó rất tà ác hay suy đồi, bởi vì lời nói của bạn là Luật ! Marcus đã hành xử trong 19 năm, dưới các điều kiện như thế. Vì vậy, đó là sự cảnh tính cho tính tự thoả mãn của chúng ta !
Nói về quyển “Thiền Định” hay “Suy Tưởng” và cuộc đời Marcus Aurelius.
Marcus Aurelius chưa bao giờ định xuất bản những gì mình viết. Ông muốn bản thảo cuốn “Meditations – Suy Tưởng” được đốt đi sau khi ông mất. Vài vị thích triết học, tôi đoán là những người thủ thư, đã gom góp những bản thảo lại. Họ nghĩ rằng những bản thảo “Meditations” và giá trị của một vị vua tuyệt vời nên được bảo tồn. Marcus viết cuốn sách “Meditation – Suy Tưởng” cho riêng mình, chứ không có ý định xuất bản. Thể loại đàn ông nào lại ghi chép thành cuốn sách cho riêng mình ? thử nghĩ đi, điều này có ý nghĩa gì ? Bản chất của một quyển sách là truyền tải điều gì đó đến người đọc. Nhưng quyển “Suy Tưởng” không dành cho xuất bản, nó được Marcus viết cho riêng mình. Điều gì khiến ông làm vậy ? Tôi nghĩ câu trả lời rất sâu xa…bởi vì Marcus Aurelius rất cô đơn. Ông không có bạn vì không ai ngang hàng với ông.
Thử nghĩ, một người đấu tranh vì đời sống đức hạnh. Chẳng ai ngang hàng với ông, người nào nói chuyện với ông cũng muốn trục lợi. Ông ta là vua của mọi thứ, sở hữu mọi thứ, lời ông nói được thực hiện ngay. Ông có quyền sinh sát tất cả mọi người. Bất cứ khi nào ông ngồi trên ngai vàng, đều có khán giả hiện diện bên dưới, đến từ các nơi trong triều đại. Họ luôn đến đây vì mục đích và muốn thứ gì đó từ Marcus. Marcus chỉ muốn sống một cuộc đời triết học nhưng vận xui của ông là phải làm hoàng đế Roma. Thật đáng tiếc… Ông phải luôn đương đầu với những người ích kỷ, khó chịu và phải có trách nhiệm làm việc tốt, cho họ công bằng và ví dụ về đức hạnh, luật pháp và quyết định chính trực. Ông chịu hết nổi sau một thời gian. Cuốn “Suy Tưởng” mang triết lý âu sầu và cảm động, dù cho nội dung ông viết là Stoic.
Nói cách khác, kì quặc là trên thế giới có rất ít sách chứa mầm mống âu sầu, tạo cho độc giả cảm giác thương hại. Marcus viết sách này cho riêng mình vì ông chẳng có ai để nói chuyện. Nội dung cuốn sách có những gì? đó là những Châm Ngôn Đạo Đức.
Marcus tuy chỉ có vài ý tưởng nhưng viết đi viết lại nhiều lần trong hàng trăm trang sách. Tại sao ? vì chẳng nói chuyện với ai nên phạm vi hội thoại bị giới hạn. Marcus luôn nhắc nhở mình rằng dù những người ông gặp thuộc dạng hủ bại, tà ác và đồi truỵ thì cũng không được tức giận với họ mà phải giáo huấn, nâng cao đạo đức cho họ. Nếu không thể cải thiện họ thì nên chịu đựng vì Thượng Đế tạo ra chúng ta là những sinh vật xã hội. Đó là điểm nhấn của một triết gia, người đem lợi ích đáp trả lại sự tổn hại. Những ai làm hại người khác thì không thể sống cuộc đời triết học. Những ai không muốn điều tốt tối thượng cho bản thân họ và xã hội sẽ làm như vậy vì họ chẳng biết điều gì tốt hơn thế.
Marcus có cả quyền lực chính trị và sự thông thái, do đó, ông là người duy nhất trong những nhà cầm quyền phương Tây gần chạm đến ngưỡng “vị vua triết gia” của Plato. Marcus sở hữu nhiều tính chất lý tưởng của “vị vua triết gia” như coi thường sự giàu có. Việc Marcus sở hữu mọi thứ từ Anh Quốc đến Ai Cập có nghĩa gì? Ý tưởng tích luỹ nhiều của cải hơn ngày càng trở nên kém thú vị hơn, thử nghĩ xem. Nếu bạn làm tình với một triệu người, con số đó chẳng hấp dẫn lắm. Tại thời điểm đó, ông dừng lại và nghĩ mình sẽ luôn ráng làm những việc cần làm. Từ một số khía cạnh trong giọng văn âu sầu của cuốn sách, ta thấy ông rất cô đơn và buồn bã.
Nhưng không phải tiếc cho Marcus đâu, ông sẽ nhìn vào cuộc đời bạn và thương hại bạn đấy. Chúng ta còn chưa đạt được tiêu chuẩn đức hạnh như Marcus mà dám thương hại cho ông ? Thật trớ trêu nếu Marcus thương hại ngược lại bạn. Thử nghĩ xem phải cần gì để trở nên giống Marcus ? Trong sách có những châm ngôn đạo đức hấp dẫn và châm trích như “bạn sẽ sớm quên mọi thứ và mọi thứ cũng sớm quên bạn”. Nói cách khác, đừng nhảy cẫng lên khi bạn tức giận với một người chỉ vì họ không làm những việc nên làm. Tự vấn xem bao nhiêu nhân viên của bạn đang làm những việc nên làm ? Sớm thôi, bạn sẽ quên hết bởi vì bạn sẽ chết và những người làm bạn bực mình cũng vậy và họ cũng sẽ quên bạn thôi. Vậy nên, khó chịu với người khác để làm gì ? Tưởng tượng về triết lý tự kiềm chế, một người có thể chém bay đầu tất cả mọi người nếu hắn nổi khùng, nhưng hắn lại không bao giờ làm vậy. Hay đấy ! Marcus Aurelius thường viết vào sách những câu châm chích ngắn gọn như:
“Đừng mất bình tĩnh với những người này, Marcus. Mầy biết họ thế nào mà ? Tụi nó ngu không phải do lỗi của mầy đâu.. mầy đã cố dạy chúng và có thể tiếp tục. Nhưng nếu Socrates là người tốt mà vẫn bị giết thì mầy mong đợi họ sẽ làm gì với mầy đây ?”
Mặt khác, lý do Marcus sẵn lòng cai quản triều đại Roma tương tự như của vị vua triết gia Plato. Nếu ông từ bỏ, người khác tệ hơn sẽ thế chỗ và bi kịch có thể xảy ra. Ông có thể về vườn, đọc sách và không phải nghe những thứ càm ràm. Nhưng God đã định phận cho ông làm vua và ông không thể từ bỏ và thoái thác trách nhiệm với người dân. Tưởng tượng về luật lệ và những người kế nhiệm tồi tệ, ông không thể từ bỏ công việc và sẽ gánh vác cho đến lúc God thương tình mà giải phóng trách nhiệm cho ông. Thật ra đó là phép ẩn dụ Marcus hay dùng, đại loại như “God muốn ông canh giữ triều đại La Mã trong khi những người khác đang ngủ say. Hãy ở yên vị trí, tỉnh táo và thông thái. God biết chuyện gì sắp xảy ra”.
Marcus thường huýt sáo trên đường đến nghĩa trang. Có thể bạn cho rằng đó là một cuộc sống hạnh phúc, rằng ông ta thích triết học, đặc biệt là bổn phận mà God ban cho ông. Tất cả mọi người tin là vậy, trừ những ai đọc quyển sách này. Đó là lý do tại sao nó không được xuất bản, vì khi nhìn vào, bạn sẽ thấy một người đàn ông rất cô đơn với chủ nghĩa anh hùng, đạo đức sâu đậm. Một người không có ai để nương tựa, người ghét việc khóc than vì nó vô nghĩa. Chúng ta phải sống thuận theo tự nhiên. Con người được sinh ra, nhiều chuyện xảy đến, rồi họ chết đi. Châm ngôn của Marcus thường dẫn rằng không có gì để phàn nàn cả.
Trên đời chỉ có hai loại: thứ bạn có thể kiểm soát được và thứ bạn không thể. Nếu bạn không thể điều khiển thì việc phàn nàn về việc đó thật ngu ngốc và phí thời gian và tôi không muốn nghe bạn nhắc về những thứ như vậy. Mặt khác, có những thứ như các dự định, hành vi, hành động…mà bạn có thể điều khiển được. Mà nếu vậy, thì tự làm đi chứ phàn nàn với ai ??? Tóm lại, dù là thứ bạn điều khiển được hay không thì hãy ngưng phàn nàn. Marcus Aurelius không muốn nghe bất cứ lời phàn nàn nào hoặc lý do lý trấu, biện giải này nọ…
Nói ra thì dễ và nhiều người mong muốn người khác hành xử như thế. Nếu để ý, bạn thấy mình sẽ khâm phục một người như vậy giống như mọi người ở đây. Thật là một người tuyệt vời, bạn ước mình biết ông ta. Không ! bạn không muốn biết ông ta nghĩ gì về bạn đâu ! Bạn có làm việc cho ông ta không? ông ta sẽ không bao giờ hài lòng. Nếu hài lòng, ông cũng không nói bạn nghe. Ông ta sẽ nói bạn phải làm những việc cần làm. Bạn không cần phần thưởng nào khác. Việc sống như một triết gia đã là phần thưởng rồi ! Bạn đã chính trực, thì cần gì ở ông nữa ? Hãy trở lại làm việc ! Nếu bạn không chính trực thì ông ta sẽ xem bạn như chính bạn, hay là như lợn vậy.
Điều này đáng sợ khi không có bất cứ dấu vết nhỏ nào của đạo đức giả. Ông không chỉ nói, mà làm. Bạn thất bại, trong khi Marcus làm việc trong hoàn cảnh khó khăn hơn bạn tưởng nhiều. Tuy thế, ông ta vẫn quý mến và giúp đỡ bạn. Nếu là thẩm phán, ông sẵn sàng cho bạn sự công bằng dù bạn không xứng đáng. Có một câu trong vở Hamlet:
“Dùng người theo công trạng, và ai sẽ trốn khỏi đòn roi ?”
Marcus sẽ trốn ! Ông chả giống ai trong toàn bộ lịch sử thế giới. Trong sách, Marcus Aurelius nói những điều như “Con người là động vật xã hội. Một là dạy dỗ, hai là chịu đựng chúng”. Điều này ta cũng nên lưu ý. Trong một đoạn khác :
“Bạn có mệt mỏi khi chịu đựng những người xấu trên đời? Các vị thần không mệt mỏi và họ còn tạo ra những người đó. Bạn có mệt mỏi khi chịu đựng những người xấu trên đời khi bạn là một trong số đó ?”
Đó là sự phân tích mạnh mẽ và tàn nhẫn về bản thân và người khác. Marcus rất thẳng thắng, thật thà và có bao nhiêu chính trị gia như vậy trên đời ? Thời gian trôi qua, Marcus đã rời chúng ta và chắc hẳn trên đời này vẫn còn người như ông.
Các nhà Stoic sáng tạo ra một ý niệm quan trọng, đặc biệt là cho chính trị thế giới thời nay. Đó là triết học chính trị “cosmopolitan” hay “khắp vũ trụ, không giới hạn”. Có được vài người như vậy, giống Marcus Aurelius. Người Stoic thông thái biết điều chỉnh cuộc đời mình thuận theo bản chất tự nhiên và tự nhiên có ở khắp vũ trụ. Nó tồn tại ở mọi lúc mọi nơi nên người Stoic xem bốn bể là nhà. “Paulus” của anh ta là vũ trụ, thứ tạo nên “Cosmopolitan” trong lý thuyết chính trị Hy Lạp cổ đại. Bạn là công dân của một nền chính trị, dưới một chính sách cụ thể, trong một bang nào đó. Bạn là người Athen, trong khi trước đây có thể là người Spartan. Người Stoic thông thái mang đặc tính “cosmopolitan” bất cứ nơi nào anh ta sống thuận theo tự nhiên, làm những việc đúng đắn. Việc ở trong tù hay trong cung điện như của Marcus Aurelius có khác gì nhau ?! Marcus từng viết một dòng châm trích rất hay: “Vẫn có thể sống tốt được trong một cung điện”. Đừng nói với tôi tại vì cám dỗ hoa lệ. Không thay đổi được gì đâu ! Lời biện minh không có tác dụng với Marcus. Ý niệm về triết lý chính trị “cosmopolitan” là một trong những thành tựu của Stoicism thời La Mã. Nó là một ý niệm xuất sắc và cần thiết khi bạn điều hành thứ gì đó to lớn và phức tạp như đế chế La Mã, vốn là một nùi rối rắm của tôn giáo, văn hoá, con người và các ý tưởng tả bí lù khác. Vùng đất ấy như thể miếng chắp vá lớn, một cái mền hoa hòe..chứ không thống nhất về văn hoá, nhưng Marcus vẫn thấy hạnh phúc dù làm hoàng đế hay nô lệ, dù làm người Ai Cập hay dân La Mã. Nơi nào có tự nhiên, nơi đó có tinh thần con người sống hoà thuận theo. Những thứ ngoại cảnh trong cuộc sống không thành vấn đề.
Và có lẽ đây là lần đầu chúng ta hiểu tại sao Stoicism thời La Mã lại mang tiếng “khắc nghiệt, lạnh lùng, vô cảm xúc” bởi vì những người Stoic lúc bấy giờ chả có gì phải lo lắng. Họ cũng khó cảm thông với những thứ rất nhỏ nhặt mà người khác bận tâm. Nhiều người chúng ta lo lắng về bệnh tật, Marcus lại chỉ ra rằng con người ai cũng mắc bệnh. Khi đó, hãy tìm bác sĩ để được khám bệnh, phát thuốc và chữa lành, chứ kêu ca phàn nàn có ích gì đâu ?! Bạn biết mình phải làm những gì, và làm nó đi ! ngừng ỷ lại vào người khác. Nếu bạn không tự giúp mình, làm sao bạn có thể trông chờ vào người khác ? Đó là sự phê bình công bằng! Sẽ kém thuyết phục và không ấn tượng nếu đấy là kiểu triết học đạo đức giả và Marcus nuông chiều bản thân trong khi chỉ bảo người khác sống Stoic.
Rất ấn tượng, quan trọng và cảm động khi Marcus Aurelius đã thật sự sống triết lý của mình. Ông không than phiền khi bị bệnh, khi gặp gỡ binh lính hoặc về bất cứ thứ gì khác. Nếu bạn nghĩ về hệ thống phân quyền của triều đại La Mã, Marcus không cằn nhằn bất cứ ai mà mọi người phàn nàn với ông. Ông luôn lắng nghe những lời càm ràm và khó khăn của họ. Ông nhìn họ trở nên vô duyên và họ chực chờ xem ông có buồn bã, nhục dục, tham lam và hành xử như lợn, rõ ràng là không rồi ! Nói thẳng ra, Marcus khá gắt khi đưa ra chỉ trích, nhưng ông không đạo đức giả và sống rất công bằng.
Đó là một trong các nguyên tố “cosmopolitan” của triết lý chính trị và triết lý đạo đức. Bởi vì họ gia đình của triết lý đạo đức và chính trị sẽ được kết nối cùng một cách giống trong chính trị Cộng hòa của Plato. Đạo đức và những gì tốt cho linh hồn. Vàng, bạc, đồng….là thứ tự tương ứng của linh hồn giữa lý trí, tâm linh và khao khát. Những gì tốt cho linh hồn thì cũng tốt cho thành phố, chẳng hạn như… những nhà cầm quyền lý trí như Marcus Aurelius, luôn cố gắng sống theo triết lý. Bạn muốn có sự dũng cảm và gan dạ, đức hạnh Bạc (silver virtues) giữa những người lính, trong khi mong chờ đức hạnh Đồng (bronze virtues) từ người khác, những người chỉ biết ăn, uống và cầu vui. Sẽ tuyệt nếu có thể biến tất cả bọn họ thành triết gia, còn không, hãy chăm sóc họ và phòng ngừa nghịch cảnh xảy ra từ họ. Ở khía cạnh khác là cố cứu họ khỏi con người họ. Marcus Aurelius là ví dụ duy nhất của những điều trên trong văn hoá La Mã.
Có rất ít thứ đủ tiêu chuẩn để được so sánh với ông. Nếu phải lựa chọn, chỉ có nô lệ Epictetus là đủ tố chất ngang hàng với Marcus, dù cho khác biệt cấp bậc xã hội khổng lồ. Họ ngang hàng vì họ tôn trọng lẫn nhau và cùng hiểu rằng một linh hồn trật tự, nề nếp là chìa khoá cho cuộc sống, làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn. Bạn là nô lệ hay hoàng đế cũng chẳng có gì khác biệt. Bạn khoẻ mạnh hay bị ốm cũng vậy. Bạn vừa được sinh ra hay đang hấp hối cũng thế.
Marcus hay nói về cái chết bởi vì nhiều người sợ nó. Ông không thể hiểu, cũng chẳng biết vấn đề của họ. Ông bảo rằng tất cả mọi người đều phải chết và họ cũng vậy thôi, phàn nàn có ích gì ? Tôi hiểu rằng khoẻ mạnh là tốt, nhưng khi bạn sắp chết thì cuối cùng bạn sẽ chết thôi, đừng đầu hàng nỗi sợ và những suy nghĩ phi lý. Đừng để trí tưởng tượng trở nên điên loạn, điều khiển cảm xúc và “phần người” của bạn. Da thịt và cơ thể bạn ? không quan trọng ! những thứ khác xung quanh bạn cũng vậy, miễn bạn sống thuận theo tự nhiên, hành động dựa vào lý trí, biết cách khai tác tối đa tiềm năng trong tâm hồn, thì bạn sẽ là người tốt và không cần lo lắng gì hết.
Một số người lo lắng về God, rằng God sẽ đem đến vận xui, về địa ngục hay ác thần Hades, hoặc có kiếp sau nơi con người bị tra tấn và những thứ xấu xa xảy đến với họ. Marcus và Socrates có cùng quan điểm. Ông bảo mình không chắc rằng có những vị thần trong con người. Ông không rõ về những bằng chứng logic chứng minh rằng God có tồn hoặc không tồn tại. Về khía cạnh này, ông nhìn vấn đề theo hướng “không thể biết – agnostic”. Ông và Blaise Pascal giống nhau ở điểm này ! Ông bảo hãy xem xét những hàm ý nếu Gods có tồn tại hoặc không tồn tại và tìm ra giải pháp thoả mãn cả hai đề xuất. Ông rất logic.
Xem lại bài diễn văn của giáo sư Stella về các thuyết vật lý nguyên thuỷ – hoặc chúng ta có các nguyên tử và khoảng không và nguyên tố (matter) chuyển động trong không gian… Marcus nói nếu Gods không tồn tại và thế giới chỉ là những nguyên tử trong khoảng không, không có trật tự đạo đức và chúng ta chỉ là những nguyên tử… thì có tạo nên khác biệt gì không ? Bạn cũng vẫn được sinh ra và chết đi, khoẻ mạnh rồi bệnh tật…vậy nên đừng vui mừng làm gì. Bởi vì đó cũng chỉ là các nguyên tử trong khoảng không. Đừng sợ ! Có thể nói rằng Stoicism dưới thời La Mã giáo huấn mọi người rằng đừng sợ gì cả, không có gì xảy ra với bạn trong bản chất tự nhiên mà không phải là một phần của tự nhiên và tự nhiên không chứa thứ gì đáng sợ cho một linh hồn lý trí cả.
Bây giờ hãy tham khảo góc nhìn khác. Bỏ qua vấn đề độc thần hoặc đa thần, giả sử rằng có một hoặc nhiều vị thần tồn tại, thì họ sẽ giống với định nghĩa của Socrates. Họ đều tốt bụng, thông thái và đạo đức. Họ chính trực, hiểu biết và xuất chúng. Liệu những đấng như thế có mang vận xấu đến cho bạn? Có lẽ là có, nếu bạn sống lỗi hoặc họ đã set kèo cho bạn học hỏi từ nghịch cảnh. Sau này, những ác thần như Hades có thể xuất hiện để diệt trừ người xấu và lặp lại trật tự đạo đức. Nếu bạn sống thuận theo lý trí và tự nhiên và thuận quy luật toàn vũ trụ Logos (Đạo) thì Gods sẽ nhận ra bạn hoặc bạn có thể trở thành bạn bè với Gods. Bạn sẽ được đối xử công bằng và tốt đẹp. Gods sẽ không hại bạn.
Vậy nên, có hai khả năng. Một là thế giới của Adam và khoảng không, thế giới bao gồm nhiều thứ và bạn là một trong các thứ đó. Vậy thì hãy thoải mái đi, chẳng có gì phải lo cả. Hai là, tôi nghĩ Marcus cơ bản là tin vào Gods dù không tìm ra bằng chứng. Theo ông, nếu Gods tồn tại thì họ tạo ra trật tự đạo đức và họ tốt đẹp, công bằng và đức hạnh một cách hoàn hảo ! Họ sẽ không làm hại bạn. Nếu kiếp sau bạn cư xử tốt thì Gods không hại bạn vì bạn xứng đáng được bình an. Ngược lại, nếu làm điều xấu thì bạn sẽ là người chịu mọi lầm lỗi chứ không phải ai khác. Trong mọi trường hợp, thứ duy nhất bạn điều khiển được là bản ngã cá nhân. Nếu điều khiển được, bạn sẽ có một linh hồn trật tự, thiêng liêng, tốt đẹp và cuộc sống của bạn có ý nghĩa. Gods sẽ không phạt bạn nên đừng lo lắng mà hãy sống hạnh phúc. Dù cho thế giới là những ông Adam được tạo thành từ nguyên tử, đừng lo lắng! nếu Gods có thật thì không hại bạn đâu. Cho nên, đừng lo lắng, hãy sống hạnh phúc. Làm những gì bạn cần làm, đạt được các chuẩn mực đạo đức.
Tôi nghĩ nên ghi chú lại rằng khái niệm đức hạnh trong Stoic là sự dự đoán của cái mà tôi gọi là “quan niệm nội dung (content conception)” của đức hạnh. Những ai từng tìm hiểu các nghiên cứu của Immanuel Kant có thể nhận ra rằng đạt được đức hạnh một cách độc tâm (single-minded) và ngang tàng là quan niệm nội dung của hành động đạo đức hay hành vi đạo đức tốt đẹp, và khái niệm Stoic cũng vậy. Cả Kant và Marcus Aurelius đều đạt được sự vĩ đại đến từ nhận thức rằng chỉ cần đức hạnh là đủ. Cuốn “Suy Tưởng” nói về bốn đức hạnh của Stoic: Lý Trí, Công Lý, Can Đảm, Điều Độ (xem thêm tại www.bit.ly/bonduchanhstoic ). Khi mở cuốn sách, tôi cảm thấy mãn nhãn. Nếu biết chắc hẳn Marcus Aurelius sẽ bối rối vì bản thảo này không dành cho việc xuất bản. Nếu biết rằng người khác đang đọc sách, ông ta không muốn biểu lộ tí cảm xúc nào trên khuôn mặt Stoic. Ông không muốn mọi người biết ý niệm rằng ông cũng từng lo lắng hoặc buồn rầu.
Chắc chắn, ở trên thiên đàng, ông hối hận về mỗi dòng mình đã viết, không phải vì chúng không mang lại lợi ích cho người đọc, mà vì chúng biểu lộ sự yếu đuối, không hoàn toàn đồng nhất với đức hạnh Stoic. Có những người Stoic khác phải chịu nhiều khổ đau và khó khăn hơn mà vẫn không viết ra dòng nào. Marcus đánh giá những người như vậy cao hơn cả mình. Dù những người như vậy còn tồn tại hay không, thì Marcus cảnh tỉnh cho sự yếu đuối của chúng ta khi tự thoả mãn, đầu hàng ham muốn, biện minh về những thứ hoàn toàn bởi chúng ta, và hành động như thể chúng ta không có trách nhiệm với hành vi của minh.
Marcus Aurelius đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ý niệm của phương Tây về bản ngã. Bạn là một phần của bạn, không phải da thịt, mà là ý chí, linh hồn, những thứ trong tâm. Đó là những thứ bạn nên chịu trách nhiệm và dựa vào chúng, Gods sẽ phán xét bạn. Ngoài ra, bạn không phải lo lắng. Tất cả mọi thứ khác đều như nhau (indifferent). Nối kết bản thân với tự nhiên, làm việc ngay lành và để tà ác làm nốt những việc còn lại, đó không phải là vấn đề của bạn. Stoicism là triết học đúng đắn cho người nghiêm túc, ngang tàng và hướng nội, đang tìm sự thật và sẵn lòng nói không với những thứ nhảm nhí. Theo đó, đây là kiểu triết học đạo đức tôi muốn truyền dạy. Nếu ai đó gặp nguy hiểm và sợ hãi, tôi sẽ chỉ họ làm những việc họ biết mình nên làm, kỉ luật quản lý cảm xúc để không trật khỏi những đức hạnh của Stoic.
Stoic có thể không mang những đặc tính quyến rũ như triết học của Socrates. Nó thiếu tính thơ vần của Platonism. Nó thiếu động cơ trí tuệ toàn diện của Socrates. Nhưng nó vẫn chứa các nguyên tố cao thượng của Socrates mà Skepticism lẫn Epicureanism không thể mang lại. Vì vậy, tôi nghĩ Stoicism gần gũi với triết học Socrates nhất. Ý niệm chính của Marcus Aurelius: đã làm người thì sẽ vướng vào các vấn đề, lo lắng và nao núng. Đừng hành hạ bản thân bằng cách lo lắng về những thứ ngoại cảnh. Hãy để Gods, để tự nhiên lo liệu những thứ đó. Cố hết sức điều hành những thứ trong tầm kiểm soát như bản thân bạn, hành vi, ý định và hành động. Nếu làm được vậy, bạn sẽ sống đời sống được chúc phúc, hạnh phúc, đức hạnh và thông thái. Bạn sẽ là một con người thực sự. Nếu thất bại thì dần dần bạn sẽ tha hoá vào sự đồi truỵ. Tà ác, tội lỗi sẽ ngày càng lớn mạnh. Nếu bạn không dừng lại sự tự thoả mãn và cám dỗ, bạn sẽ làm hại mình và những người xung quanh. Không có sinh vật lí trí nào muốn làm hại chính nó hoặc người xung quanh.
Vì vậy, chúng ta phải dùng thần trí của mình. Thần trí làm chúng ta tốt đẹp và tự do, không phải là kiểu tự do chính trị, mà là tự do quyết định, tạo ra lề luật cho chính chúng ta. Tự do vì không còn là nô lệ của đam mê, của cảm xúc. Tự do khi không còn bị tác động bởi những thứ linh tinh. Nếu muốn thật sự làm người, chúng ta phải thật sự lý trí, thật sự tốt đẹp. Không chấp nhận bất cứ sự thay thế nào ! Marcus nói thế. Marcus đã làm như vậy và ông hi vọng người khác cũng làm theo.
Ông đã làm hết sức có thể và đến lúc cuối đời, ông thấy nhẹ nhõm vì gánh nặng của người đàn ông cô độc không có bằng hữu, người chẳng có gì ngoài triết lý…thì cái chết là sự giải thoát. Giống như bạn có buổi tối rảnh rỗi sau khi có người gác trại hộ bạn vậy. Thay vì trở nên lu mờ và không quan trọng, Marcus đã trở thành biểu tượng của lịch sử triết học Tây phương. Triết học của những đức hạnh thực tế và cụ thể Những đức hạnh chúng ta có thể tôi luyện, không phải vì ta có trí tuệ vượt trội hay là vĩ nhân như Newton, Conte, mà vì hằng ngày ta gặp phải những vấn đề và chúng ta là những con người của lý trí.
Người Stoic bảo nếu một người thực hành được đức hạnh thì tất cả chúng ta cũng làm được. Không có lý do nào biện minh nếu chúng ta không làm được. Nếu tự biện minh, chúng ta làm hại bản thân mình và người khác bằng cách ngăn cản bản thân nhận ra những nghĩa vụ đạo đức thật sự. Marcus Aurelius cho ta thấy rằng tất cả mọi người chịu đau khổ, nhưng không phải ai cũng tủi thân. Marcus cũng cho ta thấy rằng ai rồi cũng phải chết, nhưng không phải ai cũng chết rên rỉ kêu ca. Hãy về nhà và suy nghĩ xem!